Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.

Xuất khẩu lao động đi nước ngoài là một trong những xu hướng để xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người lao động Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp lao động đi làm việc tại nước ngoài đã bất chấp thủ đoạn, vi phạm luật…Rất nhiều trường hợp đã bị bắt và sa thải về nước do lao động trái phép hay cư trú bất hợp pháp. Sau đây, là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động buộc phải về nước với lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Bạn bạn có thể đọc để thực hiện cho đúng, tránh những sai lầm không đáng có.

1. Khoảng thời gian thử việc

Trong thời gian 40 ngày thử việc nếu người lao động không thể hòa nhập và thích nghi với công việc được giao.

2. Trong thời gian hợp đồng

Trong thời gian hợp đồng, người lao động có vi phạm pháp luật dưới những hình thức sau:

  • Bỏ trốn, lôi kéo người khác bỏ trốn.
  • Nghỉ việc liên tục 3 ngày trở lên hoặc nghỉ 6 ngày/tháng mà không có lý do.
  • Đưa người quen đến ở chung mà không có giấy tờ.
  • Kết quả khám sức khỏe phát hiện mắc các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh đường sinh dục, bệnh sốt rét… sức khỏe không đạt yêu cầu.
  • Mất khả năng làm việc.
  • Phát hiện nhiễm HIV, nghiện hút.
  • Làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã đăng ký, hoặc làm cho chủ khác mà chưa được sự chấp thuận của chủ doanh nghiệp.
  • Vi phạm luật pháp, vi phạm điều lệ của doanh nghiệp.
  • Giấy tờ thiếu tính chính xác.
  • Không tuân theo yêu cầu làm việc do chủ phân công.

3. Chi phí khi người lao động bị trục xuất về nước

Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì người lao động có thể bị phạt 80 – 100 triệu đồng nếu ở lại Hàn Quốc trái phép hoặc bỏ trốn.

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận
Vui lòng nhập tên