7 dấu ấn trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Văn hóa giao tiếp của người NhậtBản cũng đa dạng, đa sắc màu và nhiều nét đẹp cuốn hút chẳng hạn như tính tính cách con người Nhật Bản. Bảy dấu ấn là 7 sự khác biệt, 7 mảnh ghép góp phần hình thành văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Nhật Bản.

I. Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” lúc nào cũng phải chào “người trên” trước.

Theo quy định đấy thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (lúc này không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách cũng là người trên…

Nghi thức cúi chào của người Nhật Bản gọi là Ojigi. Ojigi tức là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có 3 kiểu Ojigi dưới đây:

Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao mỗi ngày, đối với những người ngang mình.

Thân mình và đầu chỉ hơi cúi tầm 1s, hai tay để bên hông. Người Nhật Bản chào nhau vài lần trong 1 ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, còn những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật Bản cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác và cho đến bây giờ.

Kiểu Keirei: Cúi chào 30 độ, trang trọng hơn, trong khi lần đầu gặp mặt.

Thân mình cúi xuống 20 đến 30 độ và giữ nguyên 2s-3s. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt 2 tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20centimet, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15centimet.

Kiểu Saikeirei: Cúi chào 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn đến ai đó, để thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong những  đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo hay trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

II.Văn hóa giao tiếp mắt

Trong văn hóa giao tiếp người Nhật Bản, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là 1 người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật Bản thường tránh nhìn trực diện vào người đối diện. Họ thường nhìn vào 1 vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang…, hay cúi đầu xuống và nhìn sang bên.

III. Sự im lặng trong giao tiếp

Người Nhật thường sử dụng sự im lặng như 1 cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn  là nói quá nhiều và họ thường quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.

Trong những buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định cuối cùng và  im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng của người khác.

IV. Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp

Hiện nay ở Nhật Bản,cả  nam và nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn hay nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt mỗi ngày.

Trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa là giấu đi phong cách riêng mà phải tôn tạo vẻ ngoài lịch lãm và chuyên nghiệp của người mặc.
Thực tế cho ta thấy, những công ty doanh nghiệp Nhật Bản dành nhiều mối quan tâm cho vấn đề ăn mặc của nhân viên .Vì vậy công ty luôn được đánh giá cao và tạo được thiện cảm từ phía các đối tác và các nhà đầu tư.

V.Văn hóa tặng quà.

Nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn khi tặng quà cho người khác, do nó rất khác so với việc tặng quà như của người Mỹ.

Tại Nhật Bản, tặng quà là 1 nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà và món quà cùng số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật  Bản hết sức chú ý khi tặng cho nhau.

VI.Gật đầu.

Khi người Nhật lBản ắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười cùng cái gật đầu và những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy ở trong các ngôn ngữ khác.

Họ có ý khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện tuy nhiên điều này thường bị người phương Tây và người châu Âu hiểu nhầm rằng là họ đồng ý. Gật đầu là 1 dấu hiệu rất phổ biến thay cho “Yes”, nhưng đối với người Bulgari, điệu bộ này tức là “No”, còn đối với người Nhật Bản, nó chỉ thuần túy để thể hiện phép lịch sự.

VII. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn.

Tại Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi do vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi hay xin lỗi do muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hay xin lỗi dạng lược bớt đi khi trong mối quan hệ thân mật…

Điều trước tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật Bản thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn” và “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những người lần đầu tiên đến Nhật Bản.

** Lưu ý khi giao tiếp phỏng vấn.

+ Đến sớm hơn vài phút trước h hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người đi vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao=> thấp.

+ “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu để chào nhau, cúi cao hay là  thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.

+ Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho những người khách quan trọng nhất đi ra khỏi phòng trước.

Mong rằng những thông tin trên đây chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các bạn tư tin hơn trong giao tiếp và đạt được nhiều thành công khi sống và làm việc ở  Nhật .

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận
Vui lòng nhập tên